Hỏi đáp: bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không và nên điều trị như thế nào?

 

Chủ đề “bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không" luôn thu hút đông đảo sự quan tâm của người đọc. Theo các chuyên gia thì bàng quang tăng hoạt không gây nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng của người bệnh nhưng có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống và tiềm ẩn nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Để hiểu rõ hơn về các biến chứng của bàng quang tăng hoạt OAB cũng như cách điều trị phù hợp, mời các bạn theo dõi bài viết sau.

1. Bàng quang tăng hoạt OAB là gì?

Bàng quang tăng hoạt (OAB) là một thể rối loạn chức năng bàng quang do bàng quang co bóp đột ngột, liên tục ngay cả khi nước tiểu chưa đổ đầy. Điều này làm cho người bệnh gặp nhiều triệu chứng như:

  • Tiểu nhiều về đêm (> 1 lần).

  • Tiểu nhiều vào ban ngày ( > 8 lần).

  • Tiểu gấp phải đi ngay, có thể kèm theo tiểu són, tiểu không tự chủ.

2. Bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không?

Vậy, bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không? 

Câu trả lời là: bàng quang tăng hoạt OAB là bệnh lành tính, không đe dọa trực tiếp tới tính mạng của chúng ta. Tuy nhiên, đây là căn bệnh gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh cũng như tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng về sau. Cụ thể:

2.1 Ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống:

Bàng quang tăng hoạt gây nên nhiều phiền toái tới người bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người mắc phải. 

Bàng quang tăng hoạt ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh

  • Gây gián đoạn công việc, giảm năng suất:

Mỗi ngày đi tiểu hàng chục lần, công việc bị ảnh hưởng, mất tập trung, việc đi lại khó khăn do thói quen đi tiểu nhiều lần… là những lời phàn nàn của người bệnh khi mắc bàng quang tăng hoạt OAB. Nhiều người mong muốn thoát khỏi tình trạng này để có thể tập trung làm việc, học tập và thực hiện các hoạt động hàng ngày.

  • Làm rối loạn giấc ngủ, mất ngủ kéo dài

Dấu hiệu thường gặp nhất ở người mắc bàng quang tăng hoạt là tình trạng tiểu nhiều, nhất là về đêm, có những đêm đi tiểu tới 4 - 5 lần. Tình trạng này khiến giấc ngủ của người bệnh bị ảnh hưởng. Đặc biệt với người già và người cao tuổi, việc ngủ lại giấc rất khó khăn, khiến họ thường xuyên mệt mỏi, thậm chí suy nhược cơ thể.

  • Ảnh hưởng tới đời sống tình dục: 

Với những người mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt, bàng quang trở nên rất nhạy cảm, chỉ cần tác động nhỏ cũng khiến người bệnh són tiểu. Bàng quang nằm rất gần bộ phận sinh dục, vì vậy mà trong các “cuộc vui”, bộ phận sinh dục tạo nên những kích thích rất lớn tới bàng quang, vô tình gây són tiểu khi đang quan hệ. Điều này tạo cảm giác ngại ngùng với cả hai bên, làm ảnh hưởng tới đời sống tình dục của người mắc phải.

  • Gây stress, tự ti, trầm cảm:

Người bệnh mắc bàng quang tăng hoạt OAB thường có tâm lý tự ti, ngại giao tiếp. Có những người rất ngại đi xa hay tới những nơi đông người vì thói quen tiểu không tự chủ của mình. Nhiều bệnh nhân còn xấu hổ khi gặp con cháu vì sợ mình tiểu ra quần khiến người thân cười chê.

2.2 Các biến chứng khi mắc bàng quang tăng hoạt OAB:

  • Tăng nguy cơ sỏi bàng quang, sỏi tiết niệu, viêm bàng quang:

Trước vấn đề tiểu nhiều của mình, nhiều người lựa chọn cách hạn chế uống nước để mong rằng tình trạng này sẽ được cải thiện. Tuy nhiên điều này làm tăng nguy cơ gây sỏi tiết niệu, viêm bàng quang ở người bệnh.

Bởi việc uống ít nước làm nước tiểu trở nên đậm đặc, dễ lắng đọng các chất vô cơ để hình thành sỏi tiết niệu. Nồng độ nước tiểu tăng cao cũng gây kích ứng niêm mạc bàng quang, tăng nguy cơ viêm bàng quang ở người bệnh.

  • Nguy cơ đột quỵ, trầm trọng thêm các bệnh lý về tim mạch: Đột quỵ thường xảy ra với người cao tuổi, nhất là khi phải tỉnh dậy thường xuyên để đi tiểu.

Nguy cơ đột quỵ khi mắc bàng quang tăng hoạt

  • Suy giảm sinh lý ở nam giới: Đối với nam giới, bệnh bàng quang tăng hoạt có thể gây ảnh hưởng tới đời sống tình dục của họ, gây rối loạn sinh dục, giảm nhu cầu tình dục.

3. Cách điều trị bàng quang tăng hoạt OAB

Bàng quang tăng hoạt OAB mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng gây nhiều phiền toái trong cuộc sống của người bệnh. Hiện nay có nhiều phương pháp để điều trị bàng quang tăng hoạt OAB. Đáng kể đến là:

3.1 Điều trị bàng quang tăng hoạt không dùng thuốc:

Bàng quang tăng hoạt OAB có thể cải thiện tích cực khi áp dụng các phương pháp sau:

  • Luyện tập cho bàng quang:

Bài tập Kegel giúp cải thiện tốt hội chứng bàng quang kích thích

Có 2 bài tập thường được thực hiện khi mắc bàng quang tăng hoạt:

  • Bài tập Kegel: đây là bài tập cho cơ sàn chậu giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt OAB. 

  • Bài tập nhịn tiểu: được áp dụng để khắc phục thói quen đi tiểu nhiều lần ở người bệnh. Người bệnh cần nhịn tiểu để thời gian mỗi lần đi tiểu cách nhau 3 - 4 giờ.

  • Bắt đầu ghi “nhật ký đi tiểu”: nhật ký đi tiểu rất hữu ích trong việc theo dõi tình trạng đi tiểu cũng như đánh giá mức độ cải thiện của bệnh nhân. Theo đó, người bệnh cần điền những thông tin về tần suất đi tiểu trong ngày và mỗi đêm, số lần tiểu gấp, số lần tiểu không kiểm soát. 

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống:

Chế độ ăn uống cũng nắm vai trò quan trọng trong việc kiểm soát triệu chứng của bàng quang tăng hoạt OAB. Người bệnh cần tránh sử dụng thức ăn hoặc đồ uống gây kích thích bàng quang như:

  • Đồ ăn chứa cafein như trà, cafe…

  • Đồ uống chứa chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá,...

  • Các thực phẩm có tính axit như cam, canh…

  • Đồ ăn cay nóng, chứa nhiều muối.

Đồng thời, người bệnh cần ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ (rau xanh, khoai lang…) để ngăn ngừa táo bón - yếu tố nguy cơ gây nên bàng quang tăng hoạt.

  • Uống nước đầy đủ: nước giúp cho hoạt động đào thải chất cặn bã diễn ra dễ dàng. Nếu không uống đủ nước, nguy cơ sỏi tiết niệu, viêm bàng quang là rất lớn. Vì vậy mà người bệnh cần uống đủ nước, trung bình từ 1500 - 2000 ml nước / ngày hay 30 ml / kg thể trọng.

  • Duy trì cân nặng: ăn uống điều độ, giảm cân nếu thừa cân (BMI>30) để giảm thiểu nguy cơ mắc bàng quang kích thích ở bệnh nhân.

3.2 Điều trị bàng quang tăng hoạt OAB có dùng thuốc:

Hiện nay, thuốc kháng muscarinic là lựa chọn ưu tiên để điều trị bàng quang tăng hoạt OAB. Thuốc cho tác dụng nhanh, khắc phục sự co bóp quá mức của cơ bàng quang. Các thuốc đang được sử dụng là: Oxybutynin, Tolterodine, Trospium, Solifenacin… Tuy nhiên, các loại thuốc này gây nhiều tác dụng phụ như táo bón, khô miệng, khô mắt…

3.3 Các biện pháp can thiệp khác:

Các biện pháp này được áp dụng khi sử dụng thuốc để điều trị không mang lại hiệu quả, bệnh nhân mắc OAB nặng, có biến chứng nghiêm trọng.

  • Tiêm Onabotulinumtoxin A vào bàng quang.

  • Kích thích thần kinh cùng.

  • Phẫu thuật mở rộng bàng quang bằng ruột

3.4 Ích Niệu Khang chứa nguyên liệu GO-LESS độc quyền từ Thụy Sỹ - hỗ trợ cải thiện bàng quang tăng hoạt OAB

Hiện nay, trên thế giới cũng như Việt Nam ưu tiên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên để hỗ trợ điều trị bàng quang tăng hoạt OAB. Trong đó, Ích Niệu Khang là sản phẩm 100% từ thiên nhiên giúp cải thiện tốt các rối loạn tiểu tiện (tiểu nhiều, tiểu đêm, tiểu són, tiểu không kiểm soát) và giảm hội chứng bàng quang tăng hoạt OAB. 

Ích Niệu Khang là sản phẩm tiên phong chứa nguyên liệu GO-LESS từ Thụy Sĩ - một thành phần đã được chứng minh hiệu quả trong việc cải thiện các rối loạn tiểu tiện ở 96% người sử dụng tại Nhật bản, Hàn Quốc.

Đây còn là sản phẩm được thử nghiệm lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội, kết quả đăng trên tạp chí Y học Việt Nam kết luận Ích Niệu Khang hiệu quả trên 96% người dùng.

600.000 người sử dụng Ích Niệu Khang cho thấy: Hơn 96% khách hàng đã sử dụng Ích Niệu Khang chia sẻ sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:

+ Sau 6 - 8 ngày đầu: giảm số lần đi tiểu từ hơn 10 lần/ ngày xuống còn ít hơn 8 lần/ngày. Đặc biệt là số lần tiểu đêm giảm rõ rệt từ 5-6 lần còn 1-2 lần/ đêm.

+ Sau 3 - 4 tuần: giảm rõ rệt số lần đi tiểu cả ban ngày và ban đêm, số lần tiểu đêm giảm còn 0-1 lần/ đêm, cả ngày đi tiểu dưới 08 lần.

+ Sau 3 - 6 tháng: Không còn các triệu chứng tiểu nhiều, tiểu đêm, tiểu són, tiểu rắt, tiểu không tự chủ.

Mong rằng bài viết trên đã trả lời cho bạn câu hỏi: “Bàng quang tăng hoạt có nguy hiểm không?” Sau khi hiểu rõ hơn về bệnh, các bạn nên tìm đến phương pháp điều trị phù hợp để tránh những hệ lụy về sau.

Gọi ngay 1800.6723 để được tư vấn và đặt mua sản phẩm Ích Niệu Khang.

Cảm nhận khách hàng

Hành trình kiểm soát “thủ phạm” gây tiểu đêm, tiểu nhiều lần của cựu chiến binh già.

Hành trình kiểm soát “thủ phạm...

“Cứ chốc chốc lại buồn tiểu, ngày đi tiểu nhiều đến mức tôi không nhớ rõ bao nhiêu lần. Đêm nào cũng tiểu 5-6 ...

ƯU ĐÃI VUI KHỎE MÙA LẠNH: MUA 4 TẶNG 2, THÊM QUÀ MIỄN PHÍ

ƯU ĐÃI VUI KHỎE MÙA LẠNH: MUA ...

Nhằm tạo điều kiện để quý khách hàng được chăm lo sức khỏe, tiết kiệm chi phí, Ích Niệu Khang trân trọng dành ...

Chuyên gia tiết lộ thủ phạm gây Tiểu Đêm, Tiểu Nhiều Lần trong ngày ở cả nam và nữ

Chuyên gia tiết lộ thủ phạm gâ...

Tiểu đêm, tiểu nhiều lần, tiểu són, tiểu không tự chủ,… không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu người mắc chủ ...

Thủ phạm

Thủ phạm "giấu mặt" gây tiểu đ...

Một khảo sát thực hiện ở Mỹ cho thấy tiểu đêm làm tăng nguy cơ té ngã và gãy xương lên tới 3 lần. Thậm chí có ...

Chuyên gia tiết lộ thủ phạm gây tiểu nhiều lần

Chuyên gia tiết lộ thủ phạm gâ...

Đi tiểu hơn 8 lần/ngày là hiện tượng bệnh lý cần được chữa trị. Tiểu nhiều lần trong ngày không chỉ cản trở ...

ĐẶT CÂU HỎI hoặc ĐẶT HÀNG TẠI ĐÂY!